Trong văn hóa đại chúng Ophiophagus

Tại Myanmar, rắn hổ mang chúa thường được các nữ nghệ nhân múa rắn thôi miên trong nghi lễ. Nghệ nhân thôi miên thường là một nữ tu sĩ, thường xăm ba chữ tượng hình và hôn đỉnh đầu con rắn khi kết thúc nghi lễ.[5][10] Tộc người Pakkoku xăm mình bằng mực trộn với nọc độc rắn hổ chúa trên cơ thể trong một tuần, điều này có khả năng bảo vệ họ khỏi những con rắn, mặc dù không có bằng chứng khoa học xác thực.[84]

Rắn hổ mang chúa được chọn là biểu tượng động vật bò sát quốc gia của Ấn Độ. Tại các nước thuộc tiểu lục địa Ấn Độ, theo văn hóa đạo Hindu, rắn hổ mang nói chung được liên kết đến hai vị thần chính, là ShivaVishnu. Shiva, chiến binh "hủy diệt" khổ hạnh, quấn một con rắn xung quanh cổ thần. Vishnu được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời nhờ một con rắn hổ mang khổng lồ năm đầu được gọi là Kaliya, con vật từng là kẻ thù của thần. Cư dân rắn của thế giới ngầm, được gọi là nagas, cũng chủ yếu tương tự rắn hổ mang. Theo thần thoại, rắn hổ mang chúa được cho sở hữu bộ nhớ đặc biệt, hình ảnh kẻ giết rắn nằm trong mắt của con rắn đó, về sau khi điều tra, tìm kiếm thủ phạm giết rắn thần nhằm trả thù chỉ cần nhìn vào mắt. Bởi vì tin vào thần thoại này, đặc biệt tại Ấn Độ, bất cứ khi nào một con rắn hổ mang chúa bị giết, phần đầu rắn hoặc bị nghiền nát hoặc đốt cháy để phá hủy đôi mắt hoàn toàn.[11]